Gọi điện thoại
02438523567

Cải chíp BM235

Tình trạng:Còn hàng
0đ Giá thị trường: 0₫
Tiết kiệm: 0₫

Thời vụ

Vụ xuân hè gieo hạt từ tháng 3 đến tháng 4, thu hoạch tháng 5 đến tháng 6. Vụ thu đông gieo hạt từ tháng 9 đến tháng 10, thu hoạch tháng 11 đến tháng 12.

Chọn giống

Sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng. Lượng hạt giống cần 150 – 170 gram/500m2.

Chọn giống khỏe, sạch bệnh. Hạt giống, cây con phải được xử lý nguồn sâu bệnh trước khi gieo hoặc trồng. Hiện nay ngoài giống địa phương, mùa khô có thể sử dụng một số giống nhập của Trung Quốc, Thái Lan và mùa mưa có thể sử dụng giống TG1.

Hạt giống cần được xử lý bằng thuốc Appencard Super 50FL với lượng dùng 2 – 3cc/1 lít nước trong 15 phút vớt ra để ráo nước, ủ ấm 1 đêm rồi đem gieo. Sau gieo rải lớp đất mỏng phủ hạt và rắc thuốc trừ côn trùng hại như: kiến, bọ nhảy, sùng,…đồng thời phủ lớp rơm mỏng chống mưa và giữ ẩm trong mùa khô.

Khi cây con đạt 18 – 19 ngày tuổi đem đi trồng, trước khi nhổ 1 ngày cần tưới phân DAP pha loãng 30g/10lít nước.

Chuẩn bị đất

Đất phù hợp cho cải chíp là loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, giàu mùn và dinh dưỡng. Dọn sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng; làm đất kỹ, tơi nhỏ, lên luống cao 20 – 25cm, mặt luống rộng từ 1,0 – 1,2m, bằng phẳng đễ thoát nước để tránh ngập úng khi gặp mưa.

Kỹ thuật gieo hạt

Do hạt nhỏ nên khi gieo hạt cần trộn hạt giống với đất bột và chia đôi để gieo 2 lượt cho hạt phân bố đều trên mặt luống. Gieo hạt xong cào nhẹ hoặc dùng tay xoa nhẹ, đều trên mặt luống và phủ một lớp rơm rạ hoặc trấu mỏng trên mặt luống, sâu đó dùng o doa tưới nước đủ ẩm.

Kỹ thuật tưới nước và chăm sóc sau gieo hạt

Sau khi trồng mồi ngày tưới đẫm một lần; Sau đó cứ 2 – 3 ngày tưới một lần đảm bảo thường xuyên đủ ẩm cho cây. Tỉa cây làm 2 lần: Lần 1 khi cây đạt 2 – 3 lá thật và lần 2 khi cây đạt 4 – 5 lá thật, để cây với khoảng cách 5 – 7 cm. Làm cỏ và loại bỏ cây bệnh, lá bệnh tạo cho ruộng rau thông thoáng, nhằm hạn chế sâu bệnh hại.

Kỹ thuật bón phân

Đối với việc trồng cải sạch theo VietGap cần tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân được ủ hoai mục kết hợp sử dụng phân hữu cơ vi sinh. Tuyệt đối không dùng phân tươi chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha loãng để tưới. Sử dụng phân hoá học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau. Kết thúc bón đạm qua lá trước thu hoạch 7 – 10 ngày.

Bón lót

Vườn ươm: lót 5 – 6 kg phân hữu cơ sinh học Better HG 01/10 m2.

Ruộng trồng: lót 50 kg phân hữu cơ vi sinh năm tốt I hàm lượng phân 01 /100 m2.

Bón thúc:

Vườn ươm: Rãi vôi hoặc tro bếp ở liếp ươm khoảng 1kg/100m2 trừ kiến tha hạt. Khoảng 1 tuần sau gieo có thể tưới thúc nhẹ từ 1 – 2 lần bằng nước pha phân Better NPK 16-12-8-11+TE 0,5kg/20lít nước/100m2. Cây con 18 – 19 ngày sau gieo có thể nhổ cấy. Trước nhổ cấy cần tưới ướt đất bằng nước pha phân Better NPK 16-16-16-9+TE: 0,5kg/20lít nước/100m2 để cây dễ bén rễ sau trồng. Cấy từng đợt riêng cây tốt và xấu để tiện chăm sóc.

Ruộng trồng: Xử lý đất trước khi trồng bằng Basudin 10H, Sago super 3G. Sau trồng 10 ngày là thời kỳ cây phát triển thân lá mạnh cần bón thúc Better NPK 12-12-17-9+TE 5kg/100m2, rải giữa hàng, xới nhẹ cho thoáng và lấp phân, lưu ý tưới nước đủ.

Phòng trừ sâu bệnh hại

Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp các biện pháp sau đây:

Biện pháp kỹ thuật canh tác

Cày sâu, phơi ải ngay sau khi kết thúc thu hoạch để chôn vùi các mầm mống sâu bệnh còn sót lại trên mặt đất có thể lây nhiễm sang vụ sau. Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, dùng biện pháp thủ công ngắt bỏ trứng và sâu non của các loài sâu như sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh bướm trắng và vợt bướm khi vũ hóa rộ.

Sử dụng hạt giống tốt, sạch bệnh. Bón phân cân đối, đúng quy trình kỹ thuật, đúng giai đoạn sinh trưởng giúp cây cải phát triển khỏe chống chịu với sâu bệnh gây hại. Trong mùa mưa cần làm giàn che và che phủ đất bằng rơm rạ hoặc màng che phủ nilon để vừa che mưa vừa tránh đất bán trên cây dễ nhiễm các loại bệnh. Có thể trồng cải trong nhà lưới giúp cây phát triển khỏe và chống chịu bệnh được tốt hơn.

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng theo dõi diễn biến thời tiết, tình hình sinh trưởng cây trồng, và diễn biến sâu bệnh, thiên địch để có biện pháp quản lý cây trồng và dịch hại trên đồng ruộng chú ý các đối tượng: Sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh bướm trắng, rệp, bệnh lở cổ rễ, thối nhũn… và các loại ký sinh, thiên địch nhện bắt mồi, ong ký sinh, bọ 3 khoang, bọ rùa đỏ, dòi ăn rệp…

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ sử dụng thuốc có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên rau do Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định. Khi sử dụng thuốc cần tuân thủ nguyên tắc 4 đùng, ưu tiên thuốc có nguồn gốc sinh học, sử dụng đúng theo hướng dẫn và thời gian cách ly của từng loại thuốc.

Đối với bọ nhảy: Phun trừ khi mật độ cao bằng chế phẩm BT, ViBT…

Đối với sâu tơ: Dùng các loại thuốc như Biocin 16 WP, ViBT 3200WP, Bitadin WP, Dibamec 1.8EC…

Đối với rệp, sâu ăn lá khác sử dụng: Cofidor, Trebon 30EC, Tango 800WG…

Đối với bệnh thối nhũn, chết cây: Xử lý bằng các loại thuốc như Carbenvil 50SC, Carben 50SC, Kasumin 2L…

Thu hoạch

Thời gian từ gieo đến thu hoạch khoảng 35- 40 ngày tùy thuộc giống và thời vụ sản xuất. Thời gian từ trồng cây con đến thu hoạch khoảng 20-25 ngày; Cắt thân dài 15-30 cm (baby 10 – 15cm), màu xanh, không ra ngồng, đảm bảo tươi. Thu hoạch rau vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Cắt rau bỏ rễ; tỷ lệ thân lá vàng/táp/cháy/sâu bệnh/gẫy dập tối đa là 10%; Loại bỏ lá già, lá sâu, bệnh, cây không đạt tiêu chuẩn, để rau vào dụng cụ chuyên dụng và vận chuyển ngay đến nơi sơ chế đóng gói../.